Hai đội bóng nắm giữ toàn bộ các chức vô địch kể từ năm 1975 đã lần lượt dừng bước sau vòng bảng, trái lại, đội bóng “10 năm trời rèn kiếm” dồn sức cho công tác đào tạo trẻ – U22 Việt Nam – tiến vào trận chung kết với thành tích bất bại.
Tốc độ vùng lên của bóng đá Việt Nam không thể nói là không nhanh, nhưng phía sau điều đó là rất nhiều công sức được dành cho công tác đào tạo trẻ suốt 10 năm qua, để đến giờ có được hồi báo khi thứ hạng tuyển Quốc gia lẫn chất lượng trung bình của giải vô địch quốc nội đều bay cao. Sự cố gắng và kiên trì của Việt Nam trong công tác đào tạo trẻ có lẽ có thể cho nền bóng đá Trung Quốc, nơi đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng, một vài gợi ý.

Bóng đá nam không phải là hạng mục được chú ý nhất trong toàn bộ 56 môn thi đấu, nhưng chính nó đã viết lại lịch sử đã bị phủ bụi gần 50 năm của giải đấu này
Dấu hiệu cho sự lật đổ trong vận mệnh bóng đá Đông Nam Á đã xuất hiện ngay từ vòng đấu bảng. Những nhà vô địch trước đó, Thái Lan và Malaysia song song bị “chôn vùi” ngay từ những trận vòng loại. Hai đội bóng này đã chia nhau tất cả các huy chương vàng của môn bóng đá nam Seagames kể từ năm 1975. Chủ nhà Philippines với quyết tâm giành vàng ngay trên sân nhà đã triệu tập đội trưởng đội tuyển Quốc gia Schröck cùng với mũi nhọn Aguinaldo cho 2 suất cầu thủ trên 22 tuổi, nhưng cũng vô duyên với tấm vé vào bán kết.
Ba ứng cử viên nặng ký cho ngôi vị cao nhất từ trước giải đấu đều gãy cánh, nhìn như ngẫu nhiên nhưng phía sau đó đều có yếu tố tất nhiên. Thực lực của đội chủ nhà không phải thuộc top đứng đầu khu vực, mà Thái Lan cùng Malaysia, hai đội còn đang chìm đắm trong “vinh quang quá khứ” đã bị đánh bại bởi “khoa học kỹ thuật”. Là đất nước giàu truyền thống về bóng đá nhất trong khu vực Đông Nam Á, có thể nói đấu pháp “nhỏ bé, nhanh nhẹn, khéo léo” của đội tuyển Thái Lan là đại diện tốt nhất cho phong cách bóng đá Đông Nam Á. Còn Malaysia chịu ảnh hưởng sâu sắc của nước Anh, nền tảng về bóng đá rất vững chắc. Nhưng khi bóng đá phát triển càng ngày càng hiện đại hóa cùng khoa học hóa, ở thời đại mà công tác đào tạo trẻ đóng vai trò ngày càng trọng yếu, hai đội bóng này lại không theo kịp bánh xe thời đại, nghiêm trọng hơn nữa là, sự tụt hậu này đã lan từ đội trẻ đến cấp độ tuyển Quốc gia.
>>> Cập nhật mới nhất: Soi kèo bóng đá tại Soi Kèo Tốt <<<
Vì sao lại nói như thế? Chính vòng loại World cup khu vực châu Á đang diễn ra sẽ cho các bạn thấy đáp án.
Bảng G vòng loại WC 2020 hội tụ 3 đội: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia; hiện tại, Việt Nam đang đứng đầu bảng với thành tích bất bại, đối đầu với người Thái và người Mã mà không hề lép vế, đồng thời còn đè bẹp UAE, đang có cơ hội rất lớn để lần đầu lọt vào vòng loại thứ 3.

Bóng đá Trung Quốc cần nhìn vào Việt Nam để phát triển
Trên BXH FIFA mới nhất, vị trí thứ 94 của Việt Nam có lẽ còn không quá nổi bật, nhưng đây không chỉ là thứ hạng cao nhất của bóng đá VN sau khi hội nhập, mà còn khiến cho các đội hàng xóm trong khu vực đuổi theo không kịp.
Sự thăng tiến trên BXH thế giới này là kết quả của các thành tích thực sự từ các giải đấu lớn. Năm 2018, đội trẻ VN đạt được ngôi vị Á quân giải U23 châu Á, tiến vào top 4 của Asiad, còn đoạt được ngôi vô địch Đông Nam Á sau 10 năm vắng bóng. Tại Asian Cup vào đầu năm nay, đội tuyển VN với độ tuổi trung bình là 23 đã thổi bùng lên cơn bão của tuổi trẻ, tiến vào Top 8 của giải.
Khi những Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh đã được trui rèn qua các giải đấu lớn tiến vào đấu trường SeaGames, có thể nào không tạo nên sóng gió?
Cùng nhìn về hơn 10 năm trước, năm 2007, đội bóng Hoàng Anh Gia Lai thuộc V-league đã thành lập nên Học viện bóng đá đầu tiên dưới sự hỗ trợ của Arsenal, mang tới hệ thống đào tạo trẻ của Premier League. Từ đó, Quỹ Đầu tư và Phát triển Tài năng Bóng đá Việt Nam (PVF) do các doanh nhân VN thành lập , thông qua việc phát hiện các tài năng trẻ bóng đá, đồng thời mời về Philippe Troussier, đã bồi dưỡng nên các nhân tài cho bóng đá VN mà đại diện là Hà Đức Chinh. Mặt khác, các lò đào tạo trẻ như Hà Nội hay Nghệ An cũng dần dần lớn mạnh như măng mọc sau mưa.
Nếu như nói cơ cấu đào tạo trẻ trở thành hai cánh cho bóng đá Việt Nam bay xa, vậy thì động cơ chính là hệ thống các giải trẻ ở mọi lứa tuổi cùng với “con đường tắt” tiến thẳng từ các đội trẻ lên hệ thống thi đấu chuyên nghiệp. Năm 2014, có 70 đến 80 nghìn cầu thủ trẻ tham gia thi đấu ở các giải trẻ đủ mọi cấp độ, đồng thời hình thành 6 giải Vô địch Quốc gia trẻ từ U11 đến U21. Theo đó, bắt đầu từ năm 2015, V-league cho phép bổ sung cầu thủ dưới 20 tuổi vào danh sách thi đấu bất kỳ lúc nào.
Cầu thủ có môi trường cùng cơ hội tốt để trưởng thành, giải vô địch quốc gia phát triển ổn định chính là kết quả tất nhiên. Năm 2012, Việt Nam chính thức thành lập Hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia (bao gồm V-League 1 – hay còn gọi là V-League, V-league 2 – giải Hạng Nhất và Cúp Quốc gia). Đồng thời, VFF còn điều tra rõ tình trạng tài chính của các CLB, cố gắng giải quyết vấn đề nợ lương, cải tiến phương pháp huấn luyện cũng như thay đổi tư duy đào tạo, thể hiện một hình mẫu phát triển tích cực. (Còn tiếp phần 2).
>>> Xem thêm tổng hợp các bài: Nhận định tỷ lệ kèo nhà cái tại soikeotot.net <<<
Sên Cầu Vồng