Từng chơi cho Manchester United nhiều năm, Ole thừa hiểu bản chất của thứ gọi là “ Văn hoá của Manchester United”, hay còn có những cái tên khác (châm biếm, hoặc ca ngợi) là ADN Quỷ, Máu quỷ.etc..
Bản chất của thứ văn hoá đó là gì?. Dưới sự quản lí của Sir Alex Ferguson, các cầu thủ luôn tập trung và sử dụng 100%(và có thể hơn) khả năng của họ trong tập luyện và thi đấu. Những cá nhân mất tập trung sẽ bị “ sấy” hoặc bán sới ngay lập tức nếu cứng đầu, cho dù anh ta là ngôi sao cỡ nào. Việc tạo ra một môi trường nơi mọi thành viên đều nỗ lực hết trong công việc của họ như thế chính là nền tảng cho một Manchester United thành công trong nhiều năm cho dù đội hình có những lúc thiếu thốn.
>>> Xem thêm: Soi kèo nhà cái từ chuyên gia Soi Kèo Tốt <<<

Solsa và quá trình khôi phục văn hoá M.U thời Sir Alex!
Đó chính là thứ “ văn hoá” mà Sir Alex đã tạo ra trong thời gian huấn luyện ở Manchester United. Bộ máy dưới tay ông luôn chạy với hơn 100% khả năng của nó. Đó chính là thứ “ Văn hoá” mà Ole Gunnar Solskjær muốn khôi phục.
Có thể ở Manchester United hiện tại có những cầu thủ/nhân viên đang tự hài lòng với đồng lương được trả, họ mất đi sự nỗ lực và không còn tập trung vào bóng đá, điều đó ngăn cản họ tiến bộ, và khi họ ngừng tiến bộ thì Manchester United không thể chiến thắng. Giống như Sir Alex, Ole muốn các cầu thủ phải sử dụng 100% khả năng của họ cả trên sân tập và khi thi đấu.
Điều đó thể hiện ở những phát ngôn của Ole Gunnar Solskjær trước báo chí, “ chỉ giữ lại/mua những cầu thủ muốn chơi cho MU”, hoặc “ tôi muốn một tiền đạo chấp nhận gãy mũi để ghi bàn”. Ole muốn xây dựng một đội bóng mà các cầu thủ ở đó luôn tận lực cống hiến cho Club.
Trong một góc nhìn khác, thì những nhà quản lí thành công luôn biết sử dụng các phương pháp tác động đến tinh thần của nhân viên. Các yếu tố về tinh thần là cách để tạo ra một môi trường có năng xuất làm việc và tạo ra hiệu quả cao hơn. Những khẩu hiệu như “ văn hoá của Manchester United” được sử dụng giống như vậy.

Khi Ole Gunnar Solskjær trở lại đội, Manchester United có thể đã không còn giống như những gì ông ấy đã từng thấy
Mối quan hệ giữa huấn luyện viên – cầu thủ, cũng giống như nhà quản lí – nhân viên, anh phải làm sao cho cầu thủ luôn làm việc với sự tập trung và nỗ lực để đạt hiệu quả cao nhất.
Còn mình nghĩ “ tình yêu” là thứ hiếm trong bóng đá và không dễ dàng có được, đừng nhầm lẫn nó với mối quan hệ làm công ăn lương, và đem nó ra làm thước đo để đánh giá mọi thứ, để rồi chỉ có những chỉ trích kiểu như “ cầu thủ A yêu MU thế sao lại bán?”.
>>> Xem thêm tổng hợp các bài : Nhận định tỷ lệ kèo nhà cái tại soikeotot.net <<<
Tử Long