Cách điều hành MU của nhà Glazers gặp phải rất nhiều sự phản đối từ người hâm mộ, nhưng ở góc độ kinh tế thì MU là một khoản đầu tư cực kỳ sinh lời của gia đình này. Vốn đã quen với việc kinh doanh thể thao khi là ông chủ của nhượng quyền NFL Tampa Bay Buccaneers, gia đình Glazers đã có một kế hoạch để trích xuất gần như toàn bộ lợi nhuận của một CLB có giá trị thương mại cao như United. Khi mua CLB, họ dùng phần lớn là vốn vay các quỹ đầu tư như JPMorgan Chase hay Goldman Sachs để thắng thầu, sau đó dùng lợi nhuận của CLB để trả chứ không dùng tiền lãi kinh doanh riêng. Điều này dẫn tới MU chi tiêu cực kì ít trong những năm Sir Alex còn tại vị, đa phần chỉ mua hàng trẻ tiềm năng hoặc những cầu thủ kiểu trần cao danh tiếng thấp. Và cũng chỉ nhờ tài năng của Sir Alex, MU mới kéo dài sự thành công đến khi cụ về hưu.
>>> Click tham khảo: Soi kèo bách phát bách trúng <<<
Những năm sau đó, khi nợ đã được trả hết, chính sách của gia đình Glazers lại có sự thay đổi. Giới chủ dưới sự điều hành của Ed Woodward sẵn sàng chi đậm để mua bom tấn, nhưng đó chỉ là cách làm hình ảnh nhằm thổi giá cổ phiếu lên sinh lời. Thượng tầng của MU sử dụng toàn bộ số tiền lợi nhuận để mua cầu thủ mà không có kế hoạch đầu tư vào các hệ thống phân tích dữ liệu, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thì có nâng cấp nhưng không quá hiện đại.
Tất cả hệ thống tại MU vì quá phụ thuộc vào một nhà quản lý giỏi như Sir Alex mà thiếu đi khả năng hoạt động độc lập, đơn giản vì sự đầu tư vào những hệ thống hậu trường là không đủ tốt. Đi kèm với đó, những bản hợp đồng cỡ lớn để làm hình ảnh thì chẳng ai thành công. Falcao, Pogba, Lukaku, Di Maria, Alexis Sanchez, Depay,…đều không có sự thành công như mong đợi, thậm chí còn gây tổn hại tới văn hóa phòng thay đồ. MU hậu Sir Alex cứ bị cuốn vào vòng xoáy: Chi tiền mua cầu thủ làm hình ảnh – đá ổn được 1,2 mùa – không chi tiền nữa – thất bại – thay tướng – mua bom tấn, cứ thế lặp đi lặp lại dẫn tới thụt lùi nghiêm trọng về thành tích. Không thể nói nhà Glazers không chịu đầu tư vào MU, nhưng những sự đầu tư của họ chỉ là ăn xổi, làm hình ảnh để gia tăng lợi nhuận mà không có kế hoạch danh hiệu rõ ràng.
>>> Xem ngay: Trận kèo tốt ăn thưởng 100% <<<
Mặc dù không thành công về mặt danh hiệu, nhưng MU vẫn đẻ ra lợi nhuận đều đều. Thế tại sao nhà Glazers lại chấp nhận bán MU đi? Không phải là vì họ bị các CĐV áp lực vì chủ của United đã nghe chửi quen suốt 18 năm qua rồi. Nguyên do thì đơn giản nhất là họ nhận ra cách kinh doanh theo kiểu vắt sữa của họ mà cứ tiếp tục thì sẽ không có lợi nhuận, thứ 2 là vì cách điều hành của họ dẫn tới việc các chi phí điều hành CLB còn nợ lại bị tồn đọng trong giai đoạn COVID19 và chất đống lên gần 1 tỷ bảng – một món nợ họ không muốn trả.
Thay vào đó, khi đã nhận đủ lợi nhuận, họ vốn hóa cho một ông chủ mới rồi dông sau khi lấy đủ tiền. Manchester United có thể được vốn hóa với một mức giá rất cao vì độ phủ sóng khắp thế giới về mặt thương hiệu, độ nhận diện. Vì thế, những nhà đầu tư khác hiểu nếu họ đủ lực, đủ đam mê, họ sẽ không bao giờ bỏ qua một thương vụ như MU. Đó chính là lý do lớn nhất khiến nhà Glazers sẵn sàng từ bỏ mỏ vàng mình đã nuôi 18 năm qua.
Biên đạo chất xám theo Trường Tiểu Học Carrington